Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Kinh Tế
Mặt “phải” của khủng hoảng tài chính
Một nghiên cứu mới được thực hiên bởi Stephen Rose của Đại học George Washington, đã chỉ ra rằng bất bình đẳng thu nhập đã không thực sự tăng lên kể từ khi khủng hoảng tài chính bắt đầu.

 



Ảnh minh họa.

 

Theo Charles P. Kindleberger và Robert Aliber trong “Manias, Panics, and Crashes: A History of Financial Crises”, khủng hoảng tài chính là khái niệm mô tả các tình huống mà ở đó các định chế tài chính hoặc tài sản tài chính bị mất đi phần lớn giá trị của chúng.

 

Vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, nhiều cuộc khủng hoảng tài chính có liên quan đến sự rối loạn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng dẫn đến nhiều đợt suy thoái về kinh tế. Khủng hoảng tài chính còn bao gồm một số tình huống khác như sự sụp đổ của thị trường cổ phiếu và sự nổ tung của các bong bóng giá tài sản tài chính, khủng hoảng tiền tệ, và thậm chí là sự vỡ nợ quốc gia.

 

Lịch sử nền kinh tế thế giới đã xảy ra nhiều cuộc khủng hoảng tài chính lớn như cơn sốt hoa Tulip ở Hà Lan 1637, khủng hoảng Công ty Nam Dương ở Anh 1720, đại khủng hoảng ở Mỹ 1929, thỏa thuận Bretton Woods 1944–1971, khủng hoảng nợ các nước Châu Mỹ La tinh thập niên 1980, ngày thứ Hai đen tối 1987, khủng hoảng cơ chế tỷ giá châu Âu 1992–1993, khủng hoảng ở Mexico 1994–1995, khủng hoảng Đông Á 1997–1998, khủng hoảng ở Argentina 2001–2002, và gần đây nhất là cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ 2007–2009.  

 

Các cuộc khủng hoảng tài chính đã mang lại hậu quả nặng nề và lâu dài cho sự phát triển của kinh tế mỗi quốc gia nói riêng và kinh tế thế giới nói chung. Tuy nhiên một nghiên cứu mới được thực hiên bởi Stephen Rose của Đại học George Washington, đã chỉ ra rằng bất bình đẳng thu nhập đã không thực sự tăng lên kể từ khi khủng hoảng tài chính bắt đầu.

 

Đây là một khám phá nghiên cứu thú vị và quan trọng trong bối cảnh bất bình đẳng là một chủ đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của các các nhà nghiên cứu, các chính trị gia và cả các tổ chức phi chính phủ. Bắt nguồn từ cuộc nổi dậy ở phố Wall với khẩu hiệu “1% và 99%” bất bình đẳng về thu nhập dần trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu của nền kinh tế thế giới.

 

Năm 2015, trước thềm hội nghị kinh tế thế giới tại Davos, tổ chức Oxfam đã công bố nghiên cứu chỉ ra rằng trong năm 2014, 1% những người giàu nhất trong dân số toàn cầu sở hữu 48% tổng giá trị tài sản; 20% người giàu nhất trong nhóm 99% được cho là sở hữu 46,5% tổng giá trị tài sản và kết quả là 80% người trong số 99% còn lại chia sẻ chỉ 5,5% giá trị tổng tài sản trên toàn cầu. Và nếu xu hướng này tiếp tục, Oxfam dự báo cho đến năm 2016 sở hữu tài sản toàn cầu của 1% những người giàu nhất sẽ vượt qua 50% giá trị tài sản toàn cầu.

 

Bên cạnh đó, báo cáo kinh tế 2015 của tổng thống Obama cũng đã tập trung vào vấn đề bất bình đẳng về thu nhập của tầng lớp trung lưu ở Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, các nghiên cứu về bất bình đẳng trong thu nhập và hậu quả của nó trở thành những vấn đề được cả thế giới quan tâm, “Tư bản trong thế kỷ 21” với nội dung về bất bình đẳng trong thu nhật của Thomas PiKety trở thành cuốn sách bán chạy nhất năm 2014. 

 

Nghiên cứu Stephen Rose tại Đại học George Washington đã cho thấy khủng hoảng tài chính đã làm giảm thu nhập trước thuế của nhóm người giàu nhất tại Hoa Kỳ.  Sự thiệt hại về tài sản của nhóm giàu nhất trong nền kinh tế là mạnh mẽ và khó hồi phục so với các nền kinh tế nói chung sau khủng hoảng.

 

Văn phòng Ngân sách Quốc hội Hoa Kỳ (CBO) cho thấy xu hướng tương tự: Thu nhập sau thuế của 1% người ở những hộ gia đình có thu nhập cao nhất giảm 27% trong giai đoạn khủng hoảng tài chính 2007-2011, trong khi đó thu nhập của 95% những người ở các hộ gia đình có thu nhập thấp còn lại chỉ giảm 1% đến 2%. 

 

Người giàu đã trở nên “nghèo hơn” kể từ năm 2007

 

Kể từ khủng hoảng tài chính và suy thoái bắt đầu, thu nhập của nhóm hộ gia đình giàu nhất đã giảm đi, thậm chí với mức độ lớn hơn so với các hộ gia đình khác. Hình ảnh dưới đây thể hiển mức thu nhập trước thuế của các nhóm trong phân phối thu nhập kể từ 2007. 

 


 

Lưu ý: Top 0.01 là nhóm 0.01% những người giàu nhất. Top 1 là nhóm 1% những người giàu nhất. Top 10 là nhóm 10% những người giàu nhất. Top 90 là nhóm 90% còn lại trong phân phối thu nhập của xã hội. Thu nhập bao gồm cả lợi tức đầu tư và được hiệu chỉnh lạm phát.




Nguồn: Phân tích theo dữ liệu của Emmanuel Saez (Theo New York Times).

 

Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng các chính sách thuế và hỗ trợ thu nhập của nhà nước đã có hiệu quả trong việc làm giảm bất bình đẳng thu nhập thị trường đáng kể trong các năm.

 

Ví dụ vào năm 2011, hệ số Gini đối với thu nhập sau thuế thấp hơn hệ số Gini đối với thu nhập thị trường khoảng 26%, trong đó hai phần ba sự suy giảm này đến từ các hoạt động chuyển giao đến các hộ nghèo và một phần ba là do thuế. Ngoài ra, phát hiện quan trọng khác là các sáng kiến về mặt chính sách và các công cụ bình ổn dựa trên cơ chế thị trường được xem là có hiệu quả trong việc làm giảm hệ số bất bình đẳng Gini đối với thu nhập trước và sau thuế. 

 

Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO): Hệ số Gini giai đoạn 1979-2011 

 


 

Lưu ý: Thu nhập được đo lường theo 3 loại: Thu nhập thị trường (Market Income), thu nhập trước thuế (Before-Tax Income), và thu nhập sau thuế (After-Tax Income). 

 

*Diễn giải thêm về hệ số Gini: Hệ số Gini thường được sử dụng để biểu thị mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập giữa các tầng lớp cư dân. Số 0 tượng trưng cho sự bình đẳng thu nhập tuyệt đối (mọi người đều có cùng một mức thu nhập), số 1 tượng trưng cho sự bất bình đẳng thu nhập tuyệt đối (một người có toàn bộ thu nhập, trong khi tất cả mọi người khác không có thu nhập).

 

Hệ số Gini cũng được dùng để biểu thị mức độ chênh lệch về giàu nghèo. Khi sử dụng hệ số Gini trong trường hợp này, điều kiện yêu cầu phải thỏa mãn không tồn tại cá nhân nào có thu nhập ròng âm. Hệ số Gini còn được sử dụng để đo lường sự sai biệt của hệ thống xếp loại trong lĩnh vực quản lý rủi ro tín dụng.

 

Tuy hệ số Gini đã lượng hóa được mức độ bất bình đẳng về sự phân phối thu nhập, nhưng các nhà kinh tế nhận thấy, hệ số Gini mới chỉ phản ánh được mặt tổng quát nhất của sự phân phối thu nhập, trong một số trường hợp, chưa đánh giá được các vấn đề cụ thể.

 

Khủng hoảng kinh tế thường được nhắc đến với các tác động tiêu cực đến nền kinh tế và cuộc sống của người dân. Tuy nhiên với những khám phá quan trọng về vai trò làm giảm bất bình đẳng thu nhập, các cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ được đánh giá lại với nhiều chiều hướng và nhiều thông tin hơn. Hơn thế nữa với những khám phá hơn, niềm tin vào các chính sách công của chính phủ nhằm làm giảm bất bình đẳng trong xã hội càng thêm được củng cố.

 

--------------------------------------------

 

Stephen J. Rose là giáo sư nghiên cứu tại Viện George Washington về Chính sách công và là người viết chú thích cho Republic 3.0 . Ông là giáo sư nghiên cứu và là  giáo sư kinh tế cấp cao tại Trung tâm Đại học Georgetown về Giáo dục và lực lượng lao động, nơi ông nghiên cứu sự tương tác giữa giáo dục chính quy, đào tạo, chuyển động nghề nghiệp và thu nhập. 

 

Ông còn là tác giả của Social Stratification in the United States: The American Profile Poster Rose xuất bản lần đầu tiên năm 1978, và hiện đang được tái bản lần thứ 7.  Trước đây, ông là thành viên cao cấp của Viện Khảo thí Giáo dục, Bộ Lao động Hoa Kỳ, Ủy ban Liên Kinh tế, Ủy ban Quốc gia về chính sách việc làm, và Thượng Viện Tiểu Bang Washington. Các bài bình luận của ông được đăng tải tại: New York Times, Washington Post, Wall Street Journal, và các phương tiện truyền thông in ấn và truyền hình khác. 
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Giá xăng lao dốc, RON 95 giảm còn hơn 23.000 đồng/lít (16-05-2024)
    Tín dụng cải thiện, lãi suất tiết kiệm thoát 'đáy' (16-05-2024)
    Kỳ vọng sự ổn định của giá vàng thế giới (16-05-2024)
    Những cái 'nhất' trong phiên đấu thầu vàng miếng lần 7 (16-05-2024)
    Giá vàng 15/5: Vàng SJC, vàng nhẫn cùng 'lao dốc' sau phiên đấu thầu (15-05-2024)
    Thứ trưởng Bộ Công an đề xuất giải pháp ổn định thị trường vàng (15-05-2024)
    Bộ Tài chính có công điện khẩn về chống buôn lậu vàng (14-05-2024)
    Ngày 14/5: tiếp tục đấu thầu vàng miếng, Chính phủ sẽ họp với NHNN (13-05-2024)
    Cảnh báo rủi ro mua bán vàng khi giá 'điên loạn' (12-05-2024)
    Giá vàng hôm nay ngày 12/5 giảm cực mạnh (12-05-2024)
    TP HCM chỉ đạo SJC tiếp tục thực hiện ngay công tác bình ổn thị trường vàng (12-05-2024)
    Phối hợp quản lý thị trường vàng (12-05-2024)
    Giá xăng giảm mạnh, xăng RON 95-III còn hơn 23.500 đồng/lít (09-05-2024)
    Giá vàng tiếp tục tăng dữ dội, vượt 89 triệu đồng/lượng (09-05-2024)
    Sầu riêng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng mạnh (09-05-2024)
    VN-Index đứt mạch 6 phiên tăng, khối ngoại xả ròng tiếp hơn 1.700 tỷ (09-05-2024)
    Giữa lúc đồng yên Nhật lao đao, mọi sự chú ý dồn về phía Trung Quốc (09-05-2024)
    Đấu giá thành công 3.400 lượng vàng với giá 86,05 triệu đồng/lượng (08-05-2024)
    Thủ tướng: Ngân hàng Việt phải vượt lên so với khu vực (08-05-2024)
    Đáp trả Mỹ, Nga cho phép tịch thu tài sản ngân hàng phương Tây (08-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Muốn quốc gia giàu mạnh, 'nhà nước kiến tạo' phải thay thế 'nhà nước quản lý' (01-03-2015)
    Chiến lược 'thả nổi giá dầu' của OPEC bắt đầu có hiệu quả (28-02-2015)
    'Rừng vàng, biển bạc' chỉ còn là dĩ vãng (26-02-2015)
    Giá dầu: Giảm để thay đổi (25-02-2015)
    Chân dung nữ chủ tịch quyền lực của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (24-02-2015)
    Bạn thích Tết hay GDP? (23-02-2015)
    Những chuyện ít người biết về tỷ phú Phạm Nhật Vượng (22-02-2015)
    Đầu tư Trung Quốc vào Pháp: “Chào mừng những kẻ xâm lăng!” (18-02-2015)
    Kinh tế Nhật Bản: Đã thấy gam màu sáng (17-02-2015)
    Những người giàu nhất thế giới đang sống ở đâu? (16-02-2015)
    Khi con rồng Ấn Độ cho con rồng Trung Quốc hít khói (14-02-2015)
    Swissleak và “danh sách HSBC” (12-02-2015)
    Cuộc chiến dầu khí tại Nga (11-02-2015)
    Người nước ngoài ồ ạt đi khỏi Trung Quốc (10-02-2015)
    2015 là năm khó khăn với kinh tế toàn cầu (09-02-2015)
    Giá vàng đổ đèo sau số liệu việc làm của Mỹ (07-02-2015)
    Kinh tế Mỹ trong năm 2015 như thế nào? (05-02-2015)
    Giá dầu bất ngờ lội ngược dòng vượt mốc 50 USD/thùng (04-02-2015)
    Nếu Grexit xảy ra (03-02-2015)
    Giá dầu thấp gây khó cho ngành năng lượng Mỹ (02-02-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153105695.